Hầu hết các bé 9 tháng tuổi đã “khoe” hẳn 4 chiếc răng cửa. Bé đã biết nhai. Vì thế mẹ cần điều chỉnh độ thô của cháo cũng như khẩu phần ăn cho phù hợp với đặc điểm phát triển của bé.
Đây cũng là giai đoạn bé đang tập đứng, tập đi vịn. Bởi thế, trò chơi vượt chướng ngại vật phiên bản trèo ra khỏi ghế ăn trở nên thú vị hơn rất nhiều so với chuyện ăn uống. Mẹ hãy kiên nhẫn và thiết lập kỷ luật bàn ăn với bé nhé.
Danh Mục
MỤC LỤC
1. Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày
2. Cách chế biến:
3. Thực đơn đầy đủ cho bé 9 tháng tuổi
– Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 1
– Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 2
– Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 3
– Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 4
1. Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày
- Sữa: 500-700ml*
- Nhóm tinh bột: 40g*
- Nhóm đạm (Thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, thủy sản…): 30g*
- Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ : Rau củ các loại: 20g; Quả chín: 50-100g*
- Nhóm chất béo (dầu, mỡ): 6-10ml*
Bước sang tháng thứ 9 để đáp ứng nhu cầu về sắt để cung cấp cho sự phát triển, mẹ có thể giới thiệu các loại thịt đỏ như thịt bò, cá hồi, gan gà…
*Lưu ý:
– Lượng ăn mang tính chất tham khảo, mẹ không cần ép bé ăn hết lượng chất này mỗi ngày mà tùy theo khả năng của bé
– Mẹ lưu ý thử dị ứng 3-5 ngày mỗi khi cho bé ăn thực phẩm mới
Bé 9 tháng rất hiếu động, mẹ cần kiên nhẫn nhé!
2. Cách chế biến
Sau đây là cách chế biến đồ ăn dặm dựa trên hướng dẫn của Viện dinh dưỡng:
– Sơ chế thực phẩm: Mẹ chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sạch và ưu tiên những loại thực phẩm đúng mùa và có sẵn tại địa phương. Trước khi nấu, mẹ sơ chế và rửa kỹ bằng nước sạch
– Quy trình nấu cháo:
Ở giai đoạn này, bé đã có thể nhai thức ăn, vì thế mẹ nên nấu cháo nguyên hạt và nấu đặc thay vì bột hoặc cháo hạt vỡ như giai đoạn trước. Cách nấu cháo ở tầm tháng tuổi này như sau:
- Bước 1: Mẹ có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng và nhớ bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi lần ăn, mẹ múc ra một lượng vừa đủ và thêm nước để điều chỉnh độ đặc loãng. Đối với yến mạch, mẹ có thể dùng loại cán dẹt.
- Bước 2: Mẹ băm nhỏ thịt/cá và xào riêng cho thơm. Rau củ được băm nhỏ để riêng,
- Bước 3: Khi cháo gần chín, mẹ cho thịt/cá và rau củ ở bước 2 vào quấy cho chín đều. Theo cách này, rau củ vẫn giữ được vitamin và khoáng chất, và thịt/cá được chín mềm, không bị quá khô.
- Bước 4: Cuối cùng mẹ cho một ít dầu ăn vào khuấy đều
Mẹ nên nấu cháo đặc nguyên hạt cho bé 9 tháng
3. Thực đơn đầy đủ cho bé 9 tháng tuổi
Sau đây là thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để mẹ tham khảo. Mẹ cần quan sát con để có các điều chỉnh phù hợp.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 1
Mẹ có thể đưa thịt bò vào thực đơn của bé. Trong thành phần thịt bò chứa nhiều sắt, canxi, kali giúp tăng cường sản sinh các tế bào hồng cầu, đưa máu tới các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin khác, mẹ có thể kết hợp thịt bò với các loại rau củ, thực phẩm khác như khoai tây, cà chua, bí đỏ….
Thực đơn gợi ý cho bé 9 tháng – Tuần 1
Mẹ có thể kết hợp thịt bò với các loại rau củ để có món cháo giàu dinh dưỡng và ngon miệng
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 2
Mẹ tiếp tục giới thiệu cá hồi vào thực đơn cho bé. Trong thịt cá hồi chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được và đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của hệ thần kinh như: Omega-3, DHA, Vitamin D…
Thực đơn gợi ý cho bé 9 tháng – Tuần 2
Cá hồi chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể không tự tổng hợp
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 3
“Không ăn gan vì có nhiều chất độc” là một trong những truyền thuyết ăn dặm. Trong khi đó, gan chứa nhiều sắt giúp bé phát triển não bộ và ngăn ngừa thiếu máu. Mẹ nên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn cho bé.
Thực đơn gợi ý cho bé 9 tháng – Tuần 3
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – Tuần 4
Trai là thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm, vitamin B rất bổ dưỡng cho bé. Cháo trai cũng có tính mát, phù hợp cho bé yêu trong thời tiết mùa hè.
Thực đơn gợi ý cho bé 9 tháng – Tuần 4
Trai là thực phẩm rất bổ dưỡng cho bé